Our conversation – what is worth sharing (1)

Hôm qua chúng tôi có một cuộc tranh luận về phát triển công ty (như mọi khi), nói về quy trình dành cho account mới vào công ty, chưa được hệ thống hoá ở một nơi, đầy đủ. Trong một khoảng thời gian dài chúng tôi không tuyển account và những bạn account hiện tại đã quá quen thuộc với quy trình và hệ thống, được invest thêm mỗi khi có điều chỉnh và phát sinh. Sau nhiều năm, tôi không nghĩ là chúng quá nhiều bước như vậy. Một người mới vào, sẽ hơi “choáng ngộp”. Anh Toàn (lúc này không phải vai trò chồng kk) cho rằng nếu bạn nào đó bước vào mà không thể thao tác trên hệ thống và không biết cách hòa nhập với những tool mà công ty đang sử dụng thì có thể là không phải nhân sự phù hợp. Vì công ty tư vấn giải pháp, lấy innovation làm gốc, mà nhân sự cảm thấy không thể học cách sử dụng được công cụ đơn giản thì làm sao mà đào sâu tìm hiểu một vấn đề gì để tư vấn? Hôm trước anh có đi workshop và ở công ty kia, anh bảo vệ cũng biết dùng Lark. 

Câu chuyện đang được nói ở 2 góc nhìn khác nhau. Một bên là những người đã và đang invest vào hệ thống hàng ngày, và đã quen với nó hàng năm qua. Một bên là người mới vào, và tất nhiên họ sẽ hơi khó để ngày một ngày hai hiểu và thuần thục những công cụ này, và quy trình này. 

Chúng tôi đi đến kết luận là sẽ làm lại flow và lưu trữ tài liệu lại cùng một nơi, thống nhất hơn. 

Nhưng đây không phải là điều tôi muốn chia sẻ trong bài viết này. 

Sau cuộc tranh luận đó, tôi tách mình ra khỏi hai người đang mang năng lượng khá thấp và xung đột vì một vấn đề đáng ra không phải là vấn đề. Tôi nhìn thấy chúng tôi đang lãng phí năng lượng của mình, để cố gắng nói điều mình muốn, đồng thời muốn bác bỏ luận điểm của đối phương, để thoả cái bản ngã của mình. 

Tối thứ 7 đó, tôi có nhiều thời gian, sau khi cho Brian đi ngủ. Tôi đốt nến, rót một ly nước, lướt trên kệ sách, tìm một quyển nào đó để đọc. Sau nhiều ngày không đụng vào sách ngoài những quyển nuôi dạy con, tôi bất chợt chọn A new earth (Thức tỉnh mục đích sống) của Eckhart Tolle. Và những dòng trong đó giúp tôi tỉnh táo hơn, (chứ chắc chắn đó không phải là tỉnh thức), một lần nữa, được nhắc nhở từ quyển sách này. Câu chuyện về những gì tôi đã hấp thu được, tôi đã nói trong buổi sáng hôm sau. 

Sáng hôm nay, chúng tôi dậy sớm. Một ngày chủ nhật hoàn hảo, với trời trong xanh, báo hiệu nắng ấm, nhưng mát mẻ, của mùa thu, mùa yêu thích nhất của tôi. Chúng tôi chuẩn bị thật nhanh chóng, để có thể tận hưởng một buổi sáng chủ nhật thật đẹp này. 

Nấu ăn cho Brian, cho Brian ăn, tắm cho Brian, chuẩn bị đồ, cho Brian uống sữa, sửa soạn bản thân thật đẹp, rồi ra ngoài. 

Chúng tôi ghé lại quán bún bò quen thuộc, sau 7 tháng. Mọi người vẫn còn nhớ mặt. Và tâm lý, mang từng phần ăn ra, sau khi tôi ăn xong, giữ Brian, thì mới mang phần của chồng tôi ra. 

Sau đó chúng tôi đi bộ trong thời tiết mát mẻ, tìm một quán cà phê. Lúc chuyển nhà sang Thảo Điền, quán đầu tiên chúng tôi đi là Mountain Pearl Roastery, và hôm nay, sau khi đã chuyển đi 2 năm, chúng tôi đã ghé lại, cùng với Brian. 

Anh Toàn bắt đầu câu chuyện với 2 nhiệm vụ: tìm kiếm khách hàng trong dịch vụ X và tối ưu vận hành trong dịch vụ đó để gia tăng lợi nhuận. 

Chúng tôi phân công. Rồi nói thêm cách sẽ làm để đạt nhiệm vụ này. Đâu là những cái mới. Đâu là cái cần loại bỏ. Chúng sẽ cost những gì. Và sự đánh đổi cần thiết là đến đâu. 

Tôi chen ngang, kể lại những gì tôi đã đọc được trong sách tối qua. 

Rằng khi cố gắng đóng một vai nào đó, bạn luôn muốn vai đó thật nhiều quyền lực, hoặc có thể influence người (hoặc những người) còn lại. Và bạn sẽ làm điều đó thật tốt nếu bạn cố gắng thắng cuộc tranh luận, hoặc hạ bệ những quan điểm của đối phương. Chúng tôi đã làm điều đó tối qua, và rất nhiều lần trước đó. Nhưng năng lượng tiêu cực đó, làm tôi cảm thấy xấu hổ, khi tôi mang không khí đó bao trùm lên Brian đang chơi ở gần đó. 

Và tôi nghĩ, nếu chúng ta cởi ra hết lớp này đến lớp khác những nhân vật mà bản ngã muốn chúng ta có, che đậy cho chúng ta, bằng nhiều mục đích khác nhau và cách thức khác nhau, thì chúng ta sẽ đối thoại thật chân thành, và hướng đến kết quả nhiều hơn. Rằng sự tự nhiên, hiện hữu của bản chất của chúng tôi, sẽ giao tiếp hiệu quả hơn.

Nếu chúng ta đón nhận những ý tưởng, quan điểm của người kia mà không gai người lên vì nó khác cái chúng ta đang nghĩ, đang sống, thì thật tốt vì bạn sẽ nhanh chóng tìm ra những điểm sáng trong câu chuyện cũng như cách làm. Trong mọi việc. Mà ở đây, với chúng tôi, đó chính là quan điểm về công việc, và việc nuôi dạy con. 

Tôi nói tiếp về cảm giác tồi tệ tôi đang trải qua, sau khi sức khoẻ sụt giảm nhiều, và không còn nhiều thời gian để làm việc hay là “sống”. Tôi càng cảm thấy tồi tệ hơn, khi tôi nhìn thấy rất nhiều người xung quanh đang tiến lên, đạt được nhiều thành tựu, có nhiều thay đổi trong cuộc sống, có những trải nghiệm tuyệt vời mà tôi cũng mong muốn có. 

Chồng tôi nói về khoảng thời gian “chết”, là khoảng trống giữa những công việc khác nhau trong ngày. Khi đặt mục tiêu quá cao, hoặc quá lớn, cần nhiều thời gian để hoàn thành, trong khi không có nhiều thời gian, là cách để đưa đến sự tự ti và cảm giác thua kém nhanh nhất. 

Kể từ khi không có nhiều thời gian, chồng tôi luôn cố gắng:

Tôi đã nghe lại series “Mindful Leadership” của thầy Minh Niệm và MC Quốc Khánh, lần thứ ba, và lần này do chồng tôi gợi nhắc. Tôi đã gieo trồng lại một hạt giống bị lãng quên, trong tâm hồn mình. Rằng tôi sẽ sống đầy, khi tôi sống đầy mỗi phút giây. Tôi cần đều đặn làm những việc mà mình nghĩ, ngay lập tức, mà không để trong đầu, rồi lại cảm thán vì chúng chưa được thực hiện. Luôn có khoảng thời gian dành cho chúng, khi chia nhỏ ra, và khi làm ngay, thay thế khoảng thời gian “chết” nằm ườn người lướt điện thoại, bởi vì tôi nghĩ đó là cảm giác “thư giãn” sau khi tôi đã hết hơi chăm con hoặc đi làm về. Sự lừa dối đó đã che mắt tôi quá lâu, kể từ khi cơ thể tôi rệu rã, tâm trí tôi nặng nề, vì những dự định thì xếp chồng, và bị bỏ xó. Tựu chung, vì muốn nhiều, nhưng không bắt đầu, và không chia nhỏ. 

Tôi off mạng xã hội. Instead of paying attention to others’ success, I’m focusing on achieving my own. Vậy là tôi chuyển sang chế độ mới. 

Chồng tôi hỏi, vậy hôm nay em muốn làm điều gì để fulfill ngày chủ nhật này? Rồi chúng tôi quyết định thay vì đi ăn, chúng tôi đi mua cây. Tôi đã muốn trồng thêm cây từ nhiều tuần nay rồi. Vậy là hôm nay, chúng tôi trồng cây. 

Tôi nhắc về bộ phim Lonely Planet, về hội nhà văn “best seller” gặp nhau để chia sẻ những kinh nghiệm viết lách của nhau, và để làm quen nhau, thì Katherine chỉ đến đó để tìm khoảng thời gian tĩnh lặng hoàn thành nốt quyển sách của mình. Cô dành 2 năm để viết, và sau khi hoàn thành thì bị cướp túi, và bản thảo duy nhất không có backup trong chiếc túi ấy. Cô lại mất thêm 2 năm để viết lại từ đầu, nhưng bằng cảm hứng khác, câu chuyện khác, một cách miệt mài, và ra mắt sách như cô muốn. Cô nói, cô không có hobbies khác, không có nickname không có gì hết, cô chỉ là người viết, và cô chỉ viết thôi. Nghĩa là, khi ở một trạng thái nghiêm túc, không bị distract, và có mục tiêu, bạn sẽ tạo nên thành tựu của mình, một cách vững chãi, dù có tốn bao lâu. Quá trình đó cũng đủ để khiến bạn vui vẻ, tự tin và hãnh diện rồi. 

Tôi nói về một thói quen mới tôi đã tạo lập thể thay thế viên sỏi “lướt mạng xã hội trong vô thức” là record bằng tiếng anh những gì tôi muốn nói và học tiếng anh với AI mỗi ngày, 5-15 phút khi có thời gian. Ngày đầu tiên tôi phải nặn lại từng chữ nhưng đến ngày thứ 5, những điều tôi muốn nói như đang tuôn chảy, dù vẫn còn chậm chạp, nhưng đáng được khích lệ.

Tôi đã xem được 2 video khiến tôi muốn làm điều này.

Một là video về một người mẹ dạy con mình song ngữ, bắt đầu bằng việc nói chuyện với con 5 phút mỗi ngày, vì bạn ấy không giỏi tiếng anh và còn nói sai khá nhiều. Bạn hầu như không dám nói trước đám đông mà chỉ nói ở nhà thôi. Nhưng sau một thời gian, ban nói thuần thục hơn, và có thể dạy con nhiều hơn. Thông qua việc dạy tiếng anh cho con bạn, bạn cũng đang tự học lại tiếng anh cho chính mình. 

“Đây là mối quan hệ thầy trò, thầy cũng là trò và trò cũng là thầy. Chính điều này khiến chúng ta hoàn thiện nhau hơn”. Chồng tôi chia sẻ. 

Hai là video nói về lý do tại sao bạn có rất nhiều “vốn” tiếng anh nhưng lại “nghẹn ở cổ họng”. Là vì bạn muốn nói để chứng tỏ level tiếng anh của bạn hơn là để communicate. Khi bạn nói tiếng anh để người khác hiểu idea của bạn chứ không phải chấm điểm ielts của bạn, thì bạn sẽ tự tin hơn. Và đặc biệt khi bạn đi du lịch hoặc bắt đầu sống ở nơi nói tiếng anh, bạn gặp tình huống uất ức, thì tự dưng vốn tiếng anh của bạn tăng lên bất ngờ vì bạn phải cố gắng để người khác có thể hiểu bạn. Nói mà không đặt trọng tâm (chứ không phải không có hoặc sai bét luôn nha) ở grammar hay pronunciation, đôi khi lại giúp bạn tự tin hơn để giao tiếp. 

Chồng tôi nói, thời đại hiện nay, everybody is a creator. Whatever tools you use, the purpose of creating something with good intentions is important. How you deliver your message and how you express your ideas are important as well. Với tôi, dễ chịu nhất vẫn là viết. Tôi sẽ viết, với ý định rằng, tôi đã học được nhiều và nhận ra nhiều điều mà vũ trụ muốn truyền đạt, thông qua những sự tình cờ trong sách hay trong phim hay câu nói nào đó từ ai đó, nên tôi cũng muốn những gì tôi chia sẻ, sẽ lại là những dòng thật tình cờ mà vũ trụ muốn dành cho ai đó đang cần ngoài kia. Và hơn hết, tôi nhớ lời một người thầy lớn của tôi – Thu Giang Nguyễn Duy Cần, nói về việc chỉ viết những gì thực sự đáng viết. 

Khi về nhà, tôi nói với chồng tôi rằng cuộc hội thoại hôm nay thật đẹp. Không gian chúng ta ngồi ở quán thật đẹp, ánh sáng hoàn hảo, âm thanh hoàn hảo, khung cảnh hoàn hảo, và chúng ta cũng thật đẹp trong câu chuyện đó. Nếu như chúng ta đang được “xem” bởi ai đó, thì đây cũng là một scene thật hay ho. Chồng tôi cho rằng đó cũng lại là mong muốn như những lớp hành tây, rằng mình cố gắng để trông đẹp hơn hay hơn. Nhưng với tôi, chỉ muốn nói rằng, khi mình xem một phim nào đó, mình tấm tắc vì setup đẹp, frame đẹp có thể chụp bất kì khoảnh khắc nào cũng đẹp, thoại ngắt chỗ nào cũng thấy triết lý thấy đúng đắn thấy hay, thì buổi sáng hôm nay cũng là một cảm giác như vậy. Chứ không hề cố gắng để đạt điều đó. Vì tôi chỉ vừa nhận ra điều đó khi về đến nhà.

“Đây chính là thái độ và những cuộc hội thoại mà anh muốn”. Vậy là series Our conversation – what is worth sharing đã được ra đời như vậy. 

Các bài viết khác:

Like fanpage để cập nhật khi có bài mới


This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Copyright 2024 © Kiều Hải Yến