Tuần rồi, trong một cuộc trò chuyện, từ khoá nổi bật của buổi đó là Chuyển đổi trọng tâm.
Dạo này tôi có nhiều gánh nặng, tâm trí lúc nào cũng đầy ắp những thứ chưa làm được, và lo lắng vì những thứ chưa làm được và tất nhiên những thứ sắp tới. Chánh niệm bây giờ khó thực hiện hơn bao giờ hết.
Như một người thầy, chồng tôi bắt đầu giúp tôi nhận ra những mớ rối rắm, bằng những câu hỏi. Để đi tới tận cùng sự thật, và nguyên nhân gốc, bằng những câu hỏi. Nếu bạn biết, những câu hỏi tra khảo, là những câu hỏi khó chịu. Thì những câu hỏi để tự vấn, là những câu hỏi còn khó chịu gấp nhiều lần. Bởi vì nó thách thức không chỉ là sự thật, mà còn là mọi cảm xúc. Bạn buộc phải tách vỏ quả cà chua ra khỏi thịt, bằng cách rạch chữ thập ở đầu quả cà chua, rồi ngâm quả cà chua vào trong nước sôi. Bạn buộc phải tách cảm xúc ra khỏi câu chuyện. Bằng một biện pháp cứng rắn.
Khi bóc tách dần dần, những che đậy, cái cớ, bị xé toạc. Chỉ đối thoại với chính mình. Thì mình mới hiểu, chính ra, bản thân mình đang gặp phải những vấn đề nào. Và có thực sự muốn giải quyết hay không.
Chồng tôi liên tục nhắc tôi phải chuyển đổi trọng tâm. Vì một góc nhìn sai, thì cách làm sẽ sai, và sự cố gắng ở nơi không tạo ra giá trị, nó trì kéo mình lại.
Nhưng đâu dễ như việc đang đứng bằng chân trái, thấy sai tư thế, thấy quá mỏi, rồi đổi sang chân phải.
Việc nhìn ra đặt sai trọng tâm ở đâu đã khó. Việc chuyển đổi càng khó hơn.
Làm sao biết mình đặt sai trọng tâm?
Làm mãi mà không thấy kết quả
Làm mãi việc mình giỏi không có nghĩa là kết quả trả ra sẽ tương xứng. Bởi vì thành công nó nằm ở chỗ điểm mù trong skill của mình. Ở chỗ mình yếu, hoặc ở một chỗ khác, không phải ở chỗ mình đang tập trung.
Gạch bỏ những gì tủn mủn, lặt vặt, cản đường. Đừng vì quen những gì đang làm mà làm mãi những chuyện đó. Nếu việc đó chỉ cản đường bạn thôi, hãy mạnh dạn đá chúng ra khỏi con đường.
Với tôi, tôi phải loại bỏ thói quen check công việc mọi lúc mọi nơi. Dành tâm trí cho những giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp.
Tôi phải từ bỏ những nhóm task mà tôi có thể trao quyền cho nhân sự khác. Ôm đồm chỉ khiến sự trì trễ càng nhiều hơn thôi.
Tôi phải loại bỏ những việc vì tôi nghĩ đó là niềm tự hào của tôi hay tôi có thể làm tốt nhóm việc đó. Nếu việc đó chỉ mang lại niềm vui mà không mang lại nhiều kết quả, hay thay đổi, tôi phải xếp chúng lại, chờ một ngày thích hợp khác, mới đưa vào.
Danh sách càng ít việc, việc càng rõ ràng, thì những việc đó sẽ càng mang lại giá trị cao. Như một wishlist 10 món, bạn tự tay gạt đi 7 món, thì chắc chắn 3 món còn lại là những món vô cùng cần thiết với bạn, tại thời điểm đó.
Có nhiều cách để giải một bài toán. Bài thi môn Vật Lý học kỳ đầu tiên khi vào lớp 10, tôi đã bị 3 điểm vì chỉ đúng kết quả. Sau đó, tôi đã ngồi suốt đêm để giải lại bài này, và thấy cách giải của tôi dù có khác cách giải của bộ, nhưng nó không sai. Tôi đã xin cô 1 buổi để viết lại lời giải và giải thích về cách làm của mình, và cách giải của tôi được chấp nhận. Tôi là học sinh duy nhất được điểm bài đó, nâng tổng số điểm của tôi từ 3 điểm lên 6 điểm.
Trong cuộc sống, biến số nhiều hơn và thay đổi một góc tiếp cận chưa chắc giúp vấn đề được giải quyết, cũng không có gì đảm bảo thay đổi cách tiếp cận thì bạn sẽ giải đúng bài toán mà cuộc đời đang gửi gắm cho bạn, hay bạn đang phải học.
Nhưng nếu không thay đổi cách tiếp cận, thì cách làm cũ, sẽ không cho bạn một kết quả mới.
Thử và sai, thay đổi các biến số, cho đến khi ra kết quả.
Như paid ads, cũng cần A/B testing. Chỉ là các biến số của ads, nó ít hơn và dễ kiểm soát và kiểm tra hơn nhiều lần.
Chồng tôi, nói cho tôi nghe về cách mà một dev sẽ phải làm để tìm ra bug. Phải kiểm tra mọi thứ, tuần tự. Hết cái này, đến cái khác. Có một case, sau 1 đêm để tìm bug và fix, thì mọi thứ không có gì sai hết. Sau đó, chồng tôi phải hỏi lại phía khách hàng, những câu không nằm trong scope, và phát hiện ra những hành động gây ra lỗi. Nghĩa là sau khi bạn đã xới lên hết mọi thứ, vẫn luôn còn thứ để bạn xới.
Theo quan sát trong bitrix, CRM chúng tôi đang sử dụng để quản lý công việc. Tôi thấy, có khoảng 20% task được tạo ra, nhưng sẽ không bao giờ đi đến đoạn complete. Đó có thể là những task nice to have. Những task mà khi làm thì cũng chưa tạo ra khác biệt gì, hoặc tác động đến kết quả công việc trong thời gian ngắn. Những task không có mô tả rõ ràng, không có deadline rõ ràng, không có kết quả kỳ vọng, sẽ luôn bị bỏ lại, trong cuộc đua dự án.
Chia nhỏ mục tiêu và hoàn thành chúng. Càng nhỏ càng dễ thấy. Càng nhỏ càng dễ hoàn thành. Càng nhỏ càng dễ thực hiện. Vì có thể những việc nhỏ này, nó lại không phải sở trường của mình.
Chồng tôi không phải một người thích xã giao. Anh không thích đến các event mà ở đó người ta chỉ chào hỏi nhau rồi lãng quên nhau. Anh thích deep talk, những câu chuyện chất lượng, với những người cùng nắm bắt chủ đề đang nói. Khi anh phải chuyển đổi trọng tâm để networking, anh gặp khó khăn. Một bước nhỏ cần triển khai là tìm event phù hợp, gặp gỡ những chuyên gia, nói về những vấn đề thực tiễn và cách tiếp cận mới mẻ. Hoàn thành tham dự 1 event như vậy, với người khác có thể là nhỏ, nhưng với anh thì lại là hoàn thành ngoạn mục, đặc biệt là khi anh còn để lại dấu ấn với những người tham dự.
Nên khi đã chuyển đổi trọng tâm, những bước đi chập chững đầu tiên rất quan trọng. Phải appreciate bản thân, và khuyến khích bản thân tiến lên phía trước, dù những việc này không hề dễ dàng, và con đường không phải lúc nào cũng thuận tiện.
Một số lưu ý quan trọng khi trong quá trình nhận ra và chuyển đổi trọng tâm:
Tôi, một người đang thực tập, hi vọng bạn cũng sẽ có được những thành tích đáng tự hào khi chịu nhìn và chịu chuyển trọng tâm, trong công việc, hay đời sống. Đặt đúng nơi, đúng lúc, chính là năng lực, bất chiến tự nhiên thành.
Copyright 2024 © Kiều Hải Yến