Qủa táo thần kỳ của Kimura

Khi đọc Quả táo thần kỳ của Kimura, tôi liên tưởng đến quá trình phát triển một công ty và đặt ra nhiều câu hỏi.

Kimura dám đặt cược cả nhà 7 người vào phương pháp trồng táo không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Dùng từ đặt cược vì bản thân ông cũng không biết bao giờ phương pháp này cho kết quả khả thi, bán kết mọi thứ và bị dân làng khinh miệt. Sau đó, ông chỉ còn một mình (và gia đình) với những cây táo 4-5 năm chỉ héo đi chứ không có khá hơn. Ông thử đủ mọi cách cho đến khi ông “ngớ ra” vì một điều hiển nhiên, cây trong rừng không có thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn tươi tốt và cây muốn tốt thì rễ phải khoẻ, đất phải đủ dưỡng chất và hệ sinh thái trong tự nhiên tự đã cân bằng mọi thứ. Ông trồng ra 800 cây táo say trĩu sau 9 năm, thứ táo thần kỳ mà 1/3 sản lượng được mua bởi một chính trị gia, một nhà hàng Pháp kín lịch từ nửa năm đến một năm chỉ với món soup táo từ táo nhà Kimura. Quả táo có thể bảo quản 2 năm không hư, bổ ra không thâm nâu mà chỉ héo đi. Quả táo mà người viết sách chỉ mô tả ngắn gọn là “chứa sinh mệnh”, là “ứa trào nước mắt khi cắn vào”.

Phải chăng, khao khát của bao nhiêu doanh nghiệp là đi được một con đường thành công như Kimura mà không phải suffer với 9 năm không có một thu hoạch nào?

Có phải business nào cũng mong muốn đi một hướng khác biệt nhưng lại vội nản sau 1-2 năm chưa thấy thành quả rồi quay lại phun tươi thuốc trừ sâu để cây ra táo bình thường. Ông Kimura chỉ nuôi 7 người nhưng một công ty có trách nhiệm đến hàng trăm nhân sự, chắc không ai dám liều mình và liều chén cơm của tất cả. Đó có phải là rào cản vì sao chúng ta thích đầu tư vào kênh sinh lợi ngay mà không đầu tư cho môi trường, giáo dục hay công nghệ phát triển tương lai? Đó có phải là lí do người ta thích tạo ra công cụ khai thác những thứ có sẵn thay vì tạo ra vật dụng thay thế có lợi cho môi trường? Hay cũng vì không muốn phải thử nghiệm, mà chỉ muốn thu vào, người ta mới thấy ngay lợi lộc mà không nghĩ cho những thế hệ sau này?

Mấy câu hỏi cứ quẩn quanh tâm trí

Liệu chúng ta có đang dùng thuốc trừ sâu quá lâu để ép cây ra trái? Thử đặt ví dụ, quảng cáo là thuốc trừ sâu, càng quăng tiền vào quảng cáo càng có được khách hàng nhanh chóng trong khi bài toán cần lời giải là làm thế nào để chăm sóc gốc táo và cải tạo đất đai.

Có khi chúng ta chỉ cúi đầu trồng táo mà không thấy được khu rừng, cây trong rừng có ai chăm mà tự lớn, hệ sinh thái có ai vun xới, bắt tỉa mà tự khắc cân bằng. Có khi chúng ta vẫn biết đó, nhưng không thực sự biết điều gì.

Các bài viết khác:

Like fanpage để cập nhật khi có bài mới


This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Copyright 2024 © Kiều Hải Yến